NHẬT KÝ BÉ
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Cách kiểm định cầu trục an toàn đúng quy định

Cách kiểm định cầu trục an toàn đúng quy định

Cầu trục là thiết bị nâng hạ theo chiều ngang và dọc trên cao của nhà xưởng nhằm đảm bảo việc nâng hạ hay di chuyển tải tại nơi làm việc của cầu trục. Cầu trục rất tiện lợi trong việc bốc xếp hàng hóa các vật có trọng lượng hay kích thước lớn, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Lý do cần kiểm định cầu trục

- Cầu trục là một trong những thiết bị nằm trong mục kiểm định máy móc thiết bị công nghệ do Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành. Việc kiểm định cầu trục là mang tính bắt buộc nhằm nâng cao ý thức của người sử dụng trong việc bảo đảm an toàn cho người lao động và cơ sở

kiểm định cầu trục

- Nhằm phát hiện ra sai sót, trục trặc hay lỗi để đưa ra phương án giải quyết kịp thời, tránh được nguy hiểm do thiết bị gây ra.

- Trước khi đưa vào sử dụng để xác định được cầu trục có đủ điều kiện hoạt động hay không

Quy trình kiểm định cầu trục

1. Chuẩn bị kiểm định cầu trục

- Yêu cầu đối với cơ sở kiểm định

+ Phối hợp với cơ sở sử dụng thiết lập các biện pháp an toàn trong suốt quá trình kiểm định

+ Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật trang, tư trang cho người kiểm định

+ Cử người kiểm định có năng lực và kinh nghiệm cao

- Yêu cầu đối với cơ sở sử dụng

+ Cầu trục đủ điều kiện thẩm định sau khi lắp đặt hoàn chỉnh

+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, lý lịch cần thiết của cầu trục

+ Cử ra người giám sát, chứng kiến trong suốt quá trình thẩm định.

+ Cử ra công nhân phụ trách lắp ráp, sửa chữa hay vận hành cầu trục, giúp đỡ nhân viên thẩm định.

+ Chuẩn bị khu vực đủ rộng để thẩm định thiết bị và đảm bảo an toàn nơi thẩm định, tránh ảnh hưởng đến người lao động hay vùng xung quanh bằng cách đặt biển báo hoặc khoanh vùng

2. Tiến hành thẩm định cầu trục

Bước 1: Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của cầu trục, xem thiết bị có đủ điều kiện để thẩm định hay không

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài bằng mắt thường, sau khi xác nhận thiết bị đủ điều kiện thẩm định

- Kiểm tra chủng loại, mã hiệu, số chế tạo

- Kiểm tra hệ thống palang, hệ thống tời nâng, phanh, móc, puly, cơ cấu di chuyển xe cẩu hoặc xe con,...

- Kiểm tra kết cấu thép của dầm chính, dầm phụ; kiểm tra phần đỡ ray, khung nhà xưởng,...

Bước 3: Thử không tải

Kiểm tra vị trí đặt tải ở giữa dầm hay ở vị trí conson; kiểm tra biến dạng dư; kiểm tra độ võng của thiết bị (thường là L/700)

Bước 4: Thử tải tĩnh – tải động

- Thử tải tĩnh: Q thử = 125% Q định mức

- Thử tải động: Q thử = 110% Q định mức

Bước 5: Xử lí kết quả kiểm định cầu trục

- Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, người kiểm định lập bản kiểm định chi tiết với sự tham gia của người chứng kiến rồi giao cho mỗi bên giữ một bản.

- Kiểm định viên ghi kết quả đã được kiểm định vào lý lịch của thiết bị

- Dán tem vào thiết bị đạt yêu cầu

- Cơ sở kiểm định cấp chứng nhận kết quả cho thiết bị kiểm định.

Lưu ý trong quá trình kiểm định

- Chú ý máy móc, vậy tư khi di chuyển tải

- Trước khi thử tải cần kiểm tra cẩn thận đặc tính tải của cầu trục

- Khi di chuyển tải phải lót cáp để tránh tiếp xúc trực tiếp với tải

- Hiệu lệnh cho người lái cẩu phải rõ ràng, dứt khoát và phải hiểu ý nhau.